Facebook của Kỳ Dương Twitter của Kỳ Dương Pinterest của Kỳ Dương
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu Dịch học
    • Phong Thủy Mệnh Lý
    • Triết lý trong Dịch
  • Dưỡng sinh
    • Khí công võ thuật
    • Chăm sóc sức khỏe
  • Góc tản mạn
    • Giao lưu bạn đọc
    • Thơ Đường luật
    • Thơ tự do
  • Tư vấn
    • Thời vận & phong thủy
    • Lộ trình doanh nghiệp
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu Dịch học
    • Phong Thủy Mệnh Lý
    • Triết lý trong Dịch
  • Dưỡng sinh
    • Khí công võ thuật
    • Chăm sóc sức khỏe
  • Góc tản mạn
    • Giao lưu bạn đọc
    • Thơ Đường luật
    • Thơ tự do
  • Tư vấn
    • Thời vận & phong thủy
    • Lộ trình doanh nghiệp
Facebook của Kỳ Dương Twitter của Kỳ Dương Pinterest của Kỳ Dương
Return to previous page Blog Kỳ Dương > Góc tản mạn > Giao lưu bạn đọc >

Viết về bài thơ hát ru con

Sau khi đọc xong bài thơ Dạy con tôi đăng trên facebook, có người hỏi “Tam tài, tứ tượng cũng là giai không” trong bài thơ tôi viết vừa rồi có ý nghĩa gì, “tứ tượng chứ có phải tứ đại đâu mà giai không?”.

Việc này khiến tôi nhớ lại cũng từng giải thích cho 1 số người bạn từng có những câu hỏi tương tự trong quá trình nghiên cứu kinh dịch.

Nhưng trả lời thì rất dài dòng.. Vì chưa chắc mọi người đã hiểu tam tài, tứ tượng là gì. Quy luật hình thành chúng như thế nào để nhận ra mối quan hệ của chúng trong cuộc sống là 1 đề tài rất khó để giải thích trong 1 đoạn chat trên skype hay 1 đoạn status trên facebook.

Trước hết, ở đây tôi ko nói về tôn giáo. Về dịch lý quan điểm rằng mọi vật đều có thể phân tích ra thành âm dương, tam tài, tứ tượng, ngũ hành,… trình độ càng uyên bác thì có thể vẽ ra cả một vũ trụ trong từng hạt nhỏ nhất. Vậy tam tài, tứ tượng là gì?

Đa số người ko rành kinh dịch cũng biết đến câu “thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”, nhưng ít nghiên cứu nên chưa nắm được ý nghĩa của câu ấy. Lại có nhiều người chỉ nhìn ra âm dương trong cuộc sống cộng thêm với kiến thức ngũ hành cơ bản là dừng nên họ khó đi tiếp trong con đường nghiên cứu dịch lý.

Ở đây chủ yếu tôi cũng chỉ nói chung chung, còn ai thật sự muốn nghiên cứu chuyên sâu thì nên tìm sách mà đọc. Về tam tài, sau khi nhìn ra âm dương, nhìn ra 2 thái cực đối lập, các bạn cần phải nhìn ra sự liên kết giữa chúng. Liên kết đầu, cuối là trung chuyển, liên kết thiên và địa là nhân, giữa tà và chánh là trung lập,…
Tương tự như vậy, nhìn ra 3 vấn đề ảnh hưởng đến nhau đều gọi là tam tài: hành động bây giờ, ảnh hưởng trước mắt, ảnh hưởng lâu dài; người lao động, người sử dụng lao động và khách hàng; người sở hữu công ty, người điều hành công ty, người giám sát công ty; kế hoạch lâu dài, chiến lược trước mắt, tình hình hiện tại;… Thậm chí trong võ học, khoa học, vi tính hay trong văn thơ ta cũng sẽ nhìn ra những mối liên kết như thế.

Lại nói về tứ tượng, về cơ bản chính là sự phân tích âm dương trong âm dương. Cơ bản nhất là từ thái cực sinh ra âm dương, âm dương lại sinh tiếp ra thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm… Mọi quan hệ có 4 yếu tố cùng gắn kết bởi 1 liên kết nào đó chính là tứ tượng. Trong dịch lý, việc đề cập đầu tiên chính là sự vận hành của các thiên hà tinh tú, sau là sự vận hành địa lý, kế đến là vận hành của muôn loài muôn vật, sau là sự vận hành của xã hội loài người. Nhìn ra mối liên hệ giữa chúng mới tạm gọi là có thể nghiên cứu tiếp.

Về cơ bản, tứ tượng có thể hiểu đơn giản qua vài ví dụ trước, sau, trái, phải; sinh, lão, bệnh, tử; trời, đất, núi, sông; sấm, gió, lửa, nước;.. Nhìn vào chính trị hay tôn giáo cũng sẽ thấy rõ mối quan hệ này nhưng việc này ko thể luận bàn ở đây.

Quay lại vấn đề trong câu thơ, chủ yếu tôi chỉ muốn nhắn nhủ rằng, người nhìn rõ tam tài, tứ tượng vốn gần như hiểu rõ dịch lý của vũ trụ này nhưng không phải để mình vướng vào đó. Thoát khỏi những mối quan hệ ấy mới nâng tầm suy nghĩ của mình vượt xa những gì câu chữ có thể miêu tả, ấy là ý nghĩa của câu “Tam tài, tứ tượng cũng là giai không”.

Hiểu biết ko nhiều nhưng dám viết liều, mong thông cảm.

Rate this post
Share Post
Hồi đáp bài thơ Thư gửi mẹ
Tìm hiểu năng lực ngoại cảm

Related posts

Ảnh minh họa cho lời thư chia sẻ giao lưu cùng bạn đọc
Giao lưu bạn đọc
Read more

Thảo luận tỉ lệ sai sót khi tra cứu Dụng Thần

7 Tháng Ba, 2018
Thư gửi từ bạn Đỗ Hoàng Email: [email protected] Xin chào Blogger Kỳ Dương, Cám ơn vì những chia sẻ và kinh nghiệm của bạn trong bài... Xem chi tiết
Ảnh minh họa cho lời thư chia sẻ giao lưu cùng bạn đọc
Giao lưu bạn đọc
Read more

Hồi đáp bài thơ Thư gửi mẹ

11 Tháng Mười, 2012
Xin cảm ơn 1 tâm hồn đáng quý đã gửi tôi bức thư này, tôi đã thoáng rơi lệ… Cảm ơn chân tình của những... Xem chi tiết
Tác giả Kỳ Dương © 2010. Website dựng bởi Laevis Nguyen. DMCA.com Protection Status